BT 09 CÓ NĂNG SUẤT CAO, THÂM CANH ĐẠT 7 TẤN/HA, GẠO TRONG, CƠM MỀM, VỊ ĐẬM.
I. NGUỒN GỐC
Giống lúa BT09 là giống lúa chất lượng mới do Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) chọn và phát triển từ tổ hợp lai giống Kim 23A X T10.
Giống BT09 được công nhận giống số 2964/QĐ-BNN-TT ngày 30/7/2019 và là giống bản quyền của Trung tâm chuyển giao công nghệ và Khuyến nông, ủy quyền cho Công ty TNHH MTV Giống và VTNN Mitraco sản xuất, kinh doanh độc quyền trên địa bàn hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
- Thời gian sinh trưởng vụ Xuân 120 – 125 ngày, vụ Mùa 95 – 100, vụ Hè thu 90 – 95 ngày.
- Cây cao dưới 100 cm, dạng cây gọn, đẻ nhánh khá
- Bông to trung bình, hạt nhỏ có màu nâu sẫm. Gạo trong, cơm dẻo và thơm, vị đậm.
- Trong sản xuất, giống BT09 ít nhiễm bệnh đạo ôn và khô vằn, kháng khá với rầy nâu và bạc lá, cứng cây chống đổ tốt hơn BT7. Giống có độ thuần và ổn định cao, thích ứng rộng.
- Năng suất trung bình 5,5 – 6,0 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 7 tấn/ha
III. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA GIỐNG LÚA THƠM NGẮN NGÀY BT09
- Kỹ thuật gieo cấy:
- Thời vụ gieo trồng: Áp dụng theo khung lịch thời vụ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn ở địa phương (Sở, Phòng Nông nghiệp & PTNT,…) cho giống ngắn ngày, có thể gieo trong theo thời vụ tham khảo sau:
+) Khu vực Đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ: vụ Xuân gieo 25/1 – 10/2, gieo mạ dày xúc hoặc mạ nền, cấy tuổi mạ 3 – 3,5 lá; nếu gieo mạ dược cấy tuổi mạ 4 – 4,5 lá; vụ Mùa gieo trong tháng 6, cấy tuổi mạ 12 – 15 ngày.
+) Khu vực Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế): vụ Xuân gieo 10 – 31/1 gieo mạ dày xúc hoặc mạ nền, cấy tuổi mạ 3 – 3,5 lá; nếu gieo mạ dược cấy tuổi mạ 4 – 4,5 lá; vụ Hè thu gieo 20/5 – 5/6, cấy tuổi mạ 12 – 15 ngày.
+) Khu vực Nam Trung Bộ: vụ Đông xuân gieo sạ 20/12 – 15/1; vụ Hè thu gieo sạ 20/5 – 5/6
- Mật độ: 50 – 55 khóm/m2, cấy 2 dảnh/khóm.
- Phân bón: Vì là giống ngắn ngày nên bón phân tập trung giai đoạn đầu (nặng đầu), không bón phân đạm lai rai. Phân bón cho 1 ha như sau:
Lượng phân: Phân chuồng 8 – 10 tấn (hoặc phân HCVS: 1,0 tấn) + 500 – 600 kg Lân supe + 180 – 200 kg đạm ure + 180 – 200 kg kaliclorua;
Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng/phân vi sinh, phân lân và 40% phân đạm.
+) Bón thúc đợt 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh; 60% đạm và 50% Kali.
+) Bón thúc đợt 2: Trước khi trỗ 20 – 25 ngày bón 50% kali.
Hoặc có thể bón phân NPK:
+) Bón lót (trước khi bừa cấy): Bón 600 – 650 kg/ha phân NPK (5.10.3) cho vụ Xuân; bón 450 – 500 kg/ha cho vụ Mùa và Hè thu;
+) Bón thúc lần 1: (Khi lúa bén rễ hồi xanh) bón 360 – 400 kg/ha phân NPK (12.5.10) + 20 – 25kg/ha phân đạm ure, kết hợp làm cỏ sục bùn.
+) Bón thúc lần 2: (khi lúa đứng cái): 80 – 100kg/ha phân kali clorua.
Nếu đất chua thì bón thêm 350 – 400 kg vôi bột/ha (bón lót).
2. Chăm sóc: Giữ đủ nước, tỉa dặm kịp thời, bón thúc sớm cho lúa để sớm, đẻ tập trung, phát triển cân đối, có nhiều bông hữu hiệu, hạn chế sâu bệnh.
3. Phòng trừ sâu bệnh:
- Thường xuyên kiểm tra các loại sâu bệnh, phát hiện sớm, đẻ tập trung, phát triển cân đối, có nhiều bông hữu hiệu, hạn chế sâu bệnh.
- Thường xuyên kiểm tra các loại sâu bệnh, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan BVTV địa phương.
4. Thu hoạch: Gặt lúa độ vừa chín, phơi nắng nhẹ, không phơi quá mỏng để đảm bảo mùi thơm cũng như chất lượng giống.
Lưu ý: Thời vụ gieo trồng tùy theo lịch thời vụ của mỗi địa phương
- Là giống ngắn ngày nên cấy mạ non và bón phân sớm tập trung. Tuyệt đối không được bón phân đạm lai nhai.
- Nếu sử dụng phân tổng hợp NPK có thể xem hướng dẫn trên bao bì.