‘Công xưởng thế giới’ đối mặt thách thức

admin
30/08/12
0
Trong ba thập niên được hưởng điều kiện kinh tế quốc tế thuận lợi, Trung Quốc đã tạo ra một hệ thống sản xuất toàn cầu phức hợp chưa từng có về quy mô và độ phức tạp.
Nhưng giờ đây, các nhà hoạch định Trung Quốc đang phải đối diện với ba thách thức đồng thời đang diễn ra, bao gồm cuộc khủng hoảng nợ châu Âu lan rộng, sự phục hồi chậm chạp tại Mỹ và sự suy giảm tăng trưởng trong bản thân nền kinh tế Trung Quốc. Cả ba thách thức trên có mối liên hệ với nhau và bất kỳ sai lầm của bên nào cũng đều có thể nhấn chìm nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái mới.

Để đánh giá các rủi ro và lựa chọn của Trung Quốc và thế giới, cần phải hiểu hệ thống sản xuất “Xuất xứ thế giới” (Made in the World) của Trung Quốc, với bốn trụ cột khác nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.
Đầu tiên trong ba trụ cột này là “công xưởng thế giới” đóng trụ sở tại Trung Quốc, phần lớn được tạo nên bởi các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài và các nhà cung cấp và nhà thầu phụ nước ngoài của họ, với việc xử lý và lắp ráp được tiến hành bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường thế giới thông qua một mạng lưới phức tạp các hợp đồng. Bắt đầu khiêm tốn tại các khu vực duyên hải và đặc khu kinh tế, chuỗi cung cấp “công xưởng thế giới” đã mở rộng ra khắp Trung Quốc, sản xuất mọi thứ từ thú nhồi bông cho tới máy tính bảng iPad.
“Công xưởng thế giới” chắc hẳn sẽ khó hình thành nếu không có trụ cột thứ hai: “mạng lưới cơ sở hạ tầng Trung Quốc”, được xây dựng và hoạt động chủ yếu bởi các doanh nghiệp nhà nước thống nhất theo chiều dọc trong các ngành hậu cần, năng lượng, giao thông vận tải và viễn thông. Trụ cột này dựa nhiều vào các hoạch định, đầu tư cố định quy mô lớn, và các kiểm soát hành chính; đồng thời chất lượng, quy mô và hiệu quả tương đối của nó có tầm quan trọng chiến lược đối với tính cạnh tranh và năng xuất của Trung Quốc.
Trụ cột thứ ba là “chuỗi cung ứng tài chính Trung Quốc”, cung cấp những khoản tài chính cần thiết cho xây dựng và duy trì mạng lưới cơ sở hạ tầng. Chuỗi cung này có đặc trưng là sự thống trị của ngân hàng nhà nước, tỷ lệ tiết kiệm trong nước cao, thị trường tài chính phát triển tương đối thấp, và một tài khoản vốn đóng.
Trụ cột cuối cùng là “chuỗi cung ứng dịch vụ chính phủ”, theo đó các quan chức trung ương và địa phương có ảnh hưởng tới mọi mối liên hệ sản xuất, hậu cần, và các mạng lưới tài chính thông qua quy đinh, thuế khóa, hay giấy phép. Đa số các nhà quan sát nước ngoài thường bỏ qua quy mô và chiều sâu của những đổi mới thể chế và thủ tục trong chuỗi cung này, bởi nó đã đạt được khá nhiều tiến bộ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hạn chế chi phí giao dịch, và tối thiểu hóa rủi ro bằng cách gắn kết các dịch vụ chính phủ với lợi ích thị trường. Đơn cử, các chính quyền địa phương Trung Quốc đã trở nên rất giỏi trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thông qua cung cấp những dịch vụ cơ sở hạ tầng và hỗ trợ hấp dẫn tạo thuận lợi cho việc mở rộng chuỗi sản xuất toàn cầu.
Với việc xảy ra khủng hoảng toàn cầu và những thay đổi lớn lao trong truyền thông xã hội, nhân khẩu, đô thị hóa và hạn chế về tài nguyên, cả bốn trụ cột này đang gặp phải những khó khăn. Chuỗi sản xuất đứng trước thách thức thiếu  hụt lao động, chi phí lương tăng và nguy cơ chuyển sản xuất sang các nước có mức chi phí thấp hơn. Trong khi đó, các nhầu đầu tư quốc tế cũng đang tỏ ra nghi ngại về khả năng trả nợ của các chính quyền địa phương.
Các chuyên gia Trung Quốc đang tranh luận về một câu hỏi quản trị có tính then chốt: cấu trúc thượng tầng nào sẽ cho phép nước này theo đuổi những cải cách cần thiết để giải quyết những áp lực từ trong nước cũng như quốc tế.  Nhà đầu tư cũng lo ngại về những biến động của vốn chủ sở hữu Trung Quốc, rủi ro luật pháp, và những thay đổi chính sách bất ngờ, cũng như những bất ổn bắt nguồn từ sự trồi sụt hơn của giá tài sản, trong đó có giá bất động sản, lãi suất và tỷ giá hối đoái.
Điều khiến người ta khó nắm bắt về nền kinh tế Trung Quốc hơn là mối tương tác ngày càng phức tạp của cả bốn thành tố trong hệ thống sản xuất này với nhau và với phần còn lại của thế giới.
Trước hết, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của “công xưởng thế giới” đã bắt đầu biến mất. Chi phí sản xuất – bao gồm lao động, tài nguyên, quy định, và cơ sở hạ tầng – ở Trung Quốc đang tăng mạnh, trong khi bong bóng tiêu dùng ở phương Tây đã vỡ.
Thứ hai, thành công ban đầu của “cơ sở hạ tầng Trung Quốc” được xây dựng dựa trên đất đai, nguồn vốn và lao động giá rẻ. Nhưng, mặc dù có những cơ sở hạ tầng hiện đại, chi phí hậu cần ở Trung Quốc vẫn chiếm 18% chi phí sản xuất, so với chỉ 10% ở Mỹ, do những sự thiếu hiệu quả bên trong.
Thứ ba, thành công của hệ thống tài chính Trung Quốc được xây dựng dựa trên những khoản tài trợ của ngân hàng nhà nước cho các dự án cơ sở hạ tầng và nguồn tài chính bên ngoài cho hàng hóa xuất khẩu thông qua FDI và thương mại. Hệ thống tài chính này vẫn chưa giải quyết đầy đủ những thách thức về đối tượng được hưởng lợi tài chính, đặc biệt là các tài trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực nông thôn, và đang đứng trước nguy cơ sản xuất dư thừa trong một số ngành được coi là trọng điểm.
Chưa hết, ba trụ cột có thể chắc chắn khó có thể duy trì đứng vững nếu không có một cái neo của trụ cột thứ tư mang lại. Cho tới bây giờ, thành công của nó vẫn có nền tảng từ sự cạnh tranh tích cực giữa chính quyền địa phương và các bộ ngành khác nhau, thể hiện qua những chỉ số hoạt động như GDP và doanh thu tài chính. Nhưng thật trớ trêu, điều này lại dẫn tới những vấn đề về bình đẳng xã hội và bền vững môi trường, những điều cần có sự phối hợp phức tạp giữa các cơ quan quan liêu để vượt qua sự cản trở của những lợi ích cá nhân cám dỗ.
Có một sự thừa nhận và đồng thuận chung tại Trung Quốc là con đường cải cách đòi hỏi phải tái cấu trúc sâu sắc toàn bộ bốn trụ cột này. Trước hết, chuỗi sản xuất phải chuyển từ dựa vào xuất khẩu sang dựa chú trọng tiêu dùng trong nước. Sắp xếp lại cơ sở hạ tầng của Trung Quốc nghĩa phải là nhấn mạnh chất lượng hơn số lượng, và hạn chế sở hữu nhà nước, kiểm soát giá cả nên để cho các lực lượng thị trường quyết định. Vai trò của nhà nước nên tập trung vào chống tham nhũng, giảm thiểu chi phí giao dịch, thúc đẩy cạnh tranh, hạ thấp các hàng rào thuế quan, và giải xóa bỏ tình trạng sản xuất dư thừa.
Đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, chìa khóa để giải quyết những rủi ro hệ thống và hợp lý hóa các ưu đãi để khuyến khích nhà đầu tư góp sức tạo động lực tăng trưởng thực, thay vì tạo ra những bong bóng tài sản.
Sự thần kỳ Trung Quốc được kiến thiết bởi những đổi mới về thể chế và thủ tục ở mọi cấp của chuỗi cung ứng dịch vụ chính phủ. Trung Quốc đòi hỏi không gì khác ngoài một sự tái cấu trúc triệt để hướng tới một nền kinh tế cân bằng hơn, bình đẳng xã hội hơn và bền vững hơn. Quá trình đó đã bắt đầu với một vòng thử nghiệm mới thông qua ba đặc khu kinh tế Hengqin, Qianhai, và Nansha để dẫn đường cho sự hình thành một nền kinh tế dịch vụ sáng tạo và tri thức.
Đương nhiên, một nền kinh tế như vậy sẽ được quyết định bởi chất lượng quản trị. Thách thức thực tế cho các quan chức Trung Quốc là làm sao cân bằng sáng tạo và đổi mới thể chế với trật tự, qua đó đảm bảo tính thống nhất của cả bốn trụ cột kinh tế trên.
vietnamnet.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỗ tổ vua Hùng tháng mấy?