Công ty CP Phát triển nông lâm Hà Tĩnh:Tiên phong trong đầu tư vào nông nghiệp

admin
26/09/16
0
Nhiều người vẫn cho rằng, đầu tư vào nông nghiệp lợi nhuận ít, rủi ro nhiều nhưng những kết quả mà Công ty CP Phát triển nông lâm Hà Tĩnh đạt được đang chứng minh điều ngược lại. Đặc biệt hơn, doanh nghiệp còn “ẵm” thêm cúp vàng của Hội Nông dân Việt Nam cho sản phẩm chất lượng lợn giống ngay tại thời điểm hàng loạt khó khăn bủa vây.
Năm 2015, doanh thu Công ty CP Phát triển nông lâm Hà Tĩnh đạt 123 tỷ đồng. Mục tiêu đặt ra đối với công ty trong năm 2016 là 175 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với kế hoạch công ty mẹ (Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh) đề ra là 140 tỷ đồng. Tính đến 20/9, tổng doanh thu của công ty ước đạt 128 tỷ đồng, với tốc độ gia tăng này thì đích đến của năm nay đang nằm trong tầm tay.
Để vật nuôi phát triển tốt, Công ty luôn chú trọng áp dụng tiến bộ KHKT, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh.
Với đà tăng trưởng liên tục năm sau luôn cao hơn năm trước, thành viên trực thuộc Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh dự kiến đạt doanh thu khiêm tốn trong năm 2017 là 200 tỷ đồng. Thế nhưng, ít ai biết rằng, những năm gần đây, công ty đã và đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong đó, lãi suất vay vốn ngân hàng (35 tỷ đồng) để đầu tư mở rộng sản xuất đã “ngốn” hơn 4 tỷ đồng/năm. Cùng với đó, chế độ bảo hiểm xã hội tăng theo mức lương mới khiến mỗi năm công ty “mất” gần 1 tỷ đồng. Đáng nói là, sự xuất hiện của nhiều “ông lớn” trong ngành chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh khiến thị trường càng cạnh tranh gay gắt.
Giám đốc Công ty CP Phát triển nông lâm Hà Tĩnh Mai Khắc Mại thẳng thắn thừa nhận: “Giành giật thị phần là “cuộc chiến” gian nan. Bởi vốn, công nghệ và các yếu tố khác mình thua hẳn. Nếu công ty bị thất bại trong cạnh tranh thì đương nhiên đối tác truyền thống của mình, đồng thời là “con cùng mẹ” – Công ty Thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc cũng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn”. Theo ông, “khi chiếm thị phần chăn nuôi cũng có nghĩa là các “ông lớn” đạt thêm mục tiêu thống lĩnh thị trường thức ăn chăn nuôi”.
Vốn là thành viên thường xuyên đối mặt với những rủi ro trong nghề chăn nuôi nên một mặt công ty siết chặt công tác quản lý, bố trí lại lao động hợp lý; mặt khác, triển khai các biện pháp tiết kiệm tối đa chi phí như: nhiên, nguyên liệu, xăng dầu và các chi phí không chính thức nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh áp dụng tiến bộ KHKT vào phối giống, quá trình sinh sản để tăng tỷ lệ sinh sản lên 0,5%, công ty cố gắng giảm tỷ lệ lợn con chết, loại thải từ 3% (mức cho phép) xuống còn 2,5%, thậm chí là 2% bằng cách thường xuyên theo dõi, can thiệp kịp thời nếu xảy ra tình trạng mẹ đè con và rất nhiều tình huống dẫn đến lợn sơ sinh chết do lợn mẹ gây ra.
Công nhân chăm sóc đàn lợn nái hầu bị
Ngoài ra, công ty còn chú trọng công tác phòng ngừa dịch bệnh nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình chăn nuôi. Cùng với duy trì những bạn hàng truyền thống trong tỉnh, công ty tiếp tục mở rộng mạng lưới thị trường ra các tỉnh, thành miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam để tiêu thụ lợn thương phẩm. Đến nay, công ty có mạng lưới 14 nhà phân phối và đại lý trên toàn quốc. Ngoài ra, công ty còn tận dụng tối đa lượng phân thải của lợn và 80 bò charolaise để mở rộng diện tích trồng cỏ VA06.
Những giải pháp quyết liệt và đồng bộ đã từng bước đẩy lùi khó khăn, thách thức. Ngày 16/9 vừa qua, công ty vinh dự đón nhận “Cúp vàng chất lượng” cho sản phẩm lợn giống tiêu biểu năm 2015 do Bộ NN&PTNT và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao tặng.
Mục tiêu trước mắt công ty đặt ra là tăng đàn nái lên đến 4.500 con thay vì 3.100 như hiện nay, nâng đàn lợn thương phẩm từ 65.000 con lên 70.000 con, nhằm cung cấp cho các cá nhân, tổ hợp tác, HTX. Đồng thời, cung ứng 2.500 lợn hậu bị cho các trang trại. Năm 2017, Công ty CP Phát triển nông lâm Hà Tĩnh quyết tâm đạt mục tiêu thu nộp ngân sách trên 10 tỷ đồng; tăng thu nhập người lao động trên 6 triệu đồng (năm 2016 là 5,7 triệu đồng/người/ tháng)…
baohatinh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỗ tổ vua Hùng tháng mấy?