Trữ lượng, tài nguyên khoáng sản và định hướng phát triển ngành công nghiệp Titan Việt Nam

admin
12/04/13
0
Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng Titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030, đã được lập, thẩm định từ đầu năm 2011. Sau nhiều lần góp ý, bổ sung của các Bộ, Ngành, các địa phương, Bộ Công thương đã điều chỉnh, sửa đổi và trình Quy hoạch lên Thủ tướng Chính phủ. Phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 08 tháng 01 năm 2013 đã thông qua Quy hoạch và có thông báo số: 19/TB-VPCP ngày 14 tháng 01 năm 2013, theo đó sẽ phê duyệt trong quý I năm 2013.
Tiềm năng về trữ lượng, tài nguyên khoáng sản Ti-tan Việt Nam:
Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng Titan tính đến tháng 1 năm 2012 khoảng 658 triệu tấn khoáng vật nặng (bao gồm 78 triệu tấn Zircon), trong đó tài nguyên dự báo là 637 triệu tấn. Trữ lượng và tài nguyên dự báo khu vực Bình Thuận khoảng 599 triệu tấn, chiếm 92% tổng trữ lượng và tài nguyên quặng Titan của Việt Nam.
Trữ lượng và tài nguyên quặng Titan có thể huy động vào khai thác khoảng 440 triệu tấn (trong đó có 51 triệu tấn Zircon). Khoảng 210 triệu tấn trữ lượng và tài nguyên còn lại thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, không huy động vào Quy hoạch.
(Chi tiết trữ lượng và tài nguyên quặng Titan tại phụ lục I kèm theo).
Dự báo nhu cầu các sản phẩm khai thác chế biến từ quặng Titan: (ngàn tấn/năm)
TT
Tên sản phẩm
Năm 2015
Năm 2020
Năm 2030
1
Quặng tinh Ilmenite
1082
1374
1410
– Trong nước
1082
1374
1410
– Xuất khẩu
0
0
0
2
Xỉ Titan
502
592
612
– Trong nước
68
187
343
– Xuất khẩu
434
405
269
3
Rutin nhân tạo
60
120
120
– Trong nước
0
0
20
– Xuất khẩu
60
120
120
4
Ilmenite hoàn nguyên
50
60
60
– Trong nước
20
30
30
– Xuất khẩu
30
30
30
5
Zircon mịn và siêu mịn
124
156
166
– Trong nước
14
19
37
– Xuất khẩu
110
137
129
6
Titan Pigment
0
150
285
– Trong nước
0
135
180
– Xuất khẩu
0
15
105
7
Titan xopps
0
0
10
– Trong nước
0
0
2
– Xuất khẩu
0
0
8
Về phân vùng quy hoạch:
Quy hoạch 4 vùng quặng Titan để cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến, phù hợp với tính chất công nghệ của quặng, quy mô công suất chế biến, cụ thể như sau:
Vùng I: Khu vực Thái Nguyên (gồm quặng gốc và quặng sa khoáng).
Vùng II: Khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế (quặng sa khoáng trong tầng cát xám).
Vùng III: Khu vực Quảng Nam đến Bình Định, Phú Yên (quặng sa khoáng trong tầng cát xám).
Vùng IV: Khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận (quặng sa khoáng trong tầng cát xám và cát đỏ).
Quy hoạch thăm dò:
– Đến năm 2015:
Tiến hành thăm dò các khu vực đã được thống nhất chủ trương tại các tỉnh Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận để có trữ lượng tin cậy đáp ứng các nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Hoàn thành thăm dò quặng Titan trong tầng cát đỏ khu Lương Sơn (Bắc Bình Thuận) phục vụ cho khai thác chế biến quy mô lớn.
– Từ năm 2016 đến 2020:
Tùy thuộc khả năng triển khai các dự án khai thác, chế biến sâu, tiến hành thăm dò mở rộng các vùng lân cận khu vực Lương Sơn (Bắc Bình Thuận), các khu vực chứa Titan trong tầng cát đỏ thuộc tỉnh Ninh Thuận.
Thăm dò nâng cấp (thăm dò khai thác) các mỏ đang khai thác.
– Sau năm 2020:
Thăm dò các khu vực Titan trong tầng cát đỏ còn lại.
Thăm dò nâng cao các khu vực đang khai thác.
Dự kiến tổng trữ lượng hiện có, đang và sẽ thăm dò để huy động vào khai thác, chế biến trong kỳ quy hoạch khoảng 110 triệu tấn khoáng vật nặng (tương đương khoảng 82 triệu tấn Ilmenite).
(Danh mục các dự án thăm dò trong kỳ Quy hoạch thể hiện cụ thể tại phụ lục kèm theo).
Quy hoạch khai thác và chế biến:
– Quy hoạch khai thác, tuyển quặng:
Giai đoạn đến năm 2015: Chủ yếu khai thác quặng Titan gốc (Thái Nguyên) và Titan sa khoáng trong tầng cát xám (cả 4 vùng). Nghiên cứu công nghệ và tiến hành các công việc chuẩn bị đầu tư khai thác khu vực Lương Sơn (Bắc Bình Thuận).
Giai đoạn 2016 đến 2020: Tiếp tục khai thác các mỏ đang hoạt động, đầu tư khai thác tuyển quặng tại khu vực Lương Sơn (Bắc Bình Thuận) với công nghệ hiện đại, quy mô lớn.
Sau 2020: Duy trì các mỏ còn trữ lượng, tùy theo điều kiện cụ thể như thị trường, khả năng chế biến sâu, nguồn vốn, các điều kiện hạ tầng v.v… sẽ phát triển các dự án mới.
(Danh mục các dự án khai thác cụ thể có bảng phục lục kèm theo).
– Quy hoạch chế biến quặng Ti-tan:
Giai đoạn đến 2015: Chủ yếu sản xuất xỉ Titan, Ilmenite hoàn nguyên và một số sản phẩm đi kèm như Zircon các loại, Rutin nhân tạo v.v… phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nghiên cứu công nghệ, chuẩn bị đầu tư, triển khai xây dựng (nếu đủ điều kiện) 1 đến 2 nhà máy Titan Pigment (bao gồm cả phương án 100% vốn nước ngoài) với công suất lên đến 70 90 ngàn tấn.
Giai đoạn 2016 đến 2020: Nâng công suất sản xuất xỉ Titan phục vụ xuất khẩu và các sản phẩm khác phù hợp với khả năng tiêu thụ. Đưa vào hoạt động 2 đến 3 nhà máy Titan Pigment (dự kiến tại Bình Thuận và Bình Định). Nghiên cứu công nghệ sản xuất Titan xốp, Titan kim loại và hợp kim Titan.
Giai đoạn sau năm 2020: Duy trì sản xuất xỉ Titan, Ilmenite hoàn nguyên. Nâng công suất sản xuất Pigment phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tùy theo nhu cầu và điều kiện cụ thể, đến năm 2030 dự kiến đầu tư 1 đến 2 nhà máy Titan xốp/Titan kim loại (tại Bình Thuận hoặc Ninh Thuận) công suất khoảng 10.000 tấn/năm/nhà máy.
– Công nghệ chế biến các sản phẩm Titan:
Sản phẩm chế biến quặng Ti-tan theo mức độ chế biến sâu từ thấp đến cao gồm:
Nhóm I: Xỉ Titan, Ilmenite hoàn nguyên, Rutin nhân tạo, bột Zircon siêu mịn (cở hạt < 75)
Sản xuất xỉ yêu cầu công nghệ tiên tiến, tiêu hao điện năng thấp, sử dụng lò bán kín trở lên, tự động điều chỉnh công suất lò và kiểm soát bụi, công suất lò điện tối thiểu 6.300KVA, tiêu thụ điện năng không quá 2500KWh/T.xỉ, từng bước chuyển sang công nghệ xử lý 2 bước (tiêu thụ điện năng khoảng 1.500KWh/T.xỉ) sau 2015.
Nhóm II: Bột màu Pigment, các hợp chất Zircon (như Zircon oxy chloride…).
Việc lựa chọn công nghệ Sunphát, công nghệ Clorua hoặc công nghệ Alsher được xác định khi lập dự án đầu tư trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và phù hợp đặc tính nguyên liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm làm ra. Công suất tối thiểu của 1 nhà máy > 30.000tấn/năm
Nhóm III: Titan xốp, Titan kim loại, hợp kim Titan:
– Quy hoạch chế biến các sản phẩm Titan theo vùng (Các sản phẩm chế biến theo 4 vùng và danh mục các dự án chế biến được thể hiện tại bảng phụ lục).
Các dự án chế biến đầu tư mới cần tuân thủ nguyên tắc đầu tư chế biến tập trung để đảm bảo quy mô công suất kinh tế, thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ tiên tiến và xử lý môi trường; một cơ sở chế biến có thể sử dụng nguyên liệu từ các mỏ khác nhau tại mỗi vùng.
Lê Văn Lịch, Chủ tịch HH Titan Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỗ tổ vua Hùng tháng mấy?