Vai trò của doanh nghiệp trong hợp tác giảm nghèo – góc nhìn của doanh nghiệp

admin
09/04/13
0
Trong tám mục tiêu thiên niên kỷ do Liên hiệp Quốc khởi xướng thì mục tiêu đầu tiên chính là xóa đói giảm nghèo. Trước đây người ta vốn chỉ quen với việc nhà nước và các tổ chức quốc tế hỗ trợ và giúp đỡ giảm nghèo nhưng với một thế giới hiện đại và thay đổi hàng ngày, các phương thức và hình thức hỗ trợ ngày một đổi thay. Sự tham gia của khối tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vào hỗ trợ giảm nghèo đang ngày một tăng và ngày càng dành được mối quan tâm của các tổ chức phát triển. Với mục tiêu thiên niên kỷ là xóa đói giảm nghèo, sự tham gia của khối doanh nghiệp không còn chỉ dừng ở chỗ là nhà tài trợ trực tiếp hay gián tiếp mà đang ngày càng thay đổi, mở rộng và sâu sắc hơn với tư cách là một bên tham gia chính thức trong nhiều hoạt động hỗ trợ giảm nghèo do các tổ chức phát triển khởi xướng.
 
Chủ tịch UBND Tỉnh Võ Kim Cự và Giám đốc Công ty CP Chăn Nuôi Mitraco tặng lợn giống cho bà con
Trách nhiệm xóa đói giảm nghèo không chỉ riêng là trách nhiệm của nhà nước hay một tổ chức quốc tế nào mà là trách nhiệm cộng đồng của toàn xã hội trong đó có vai trò của doanh nghiệp nhận thức được vấn đề trên và phối hợp với dự án IMPP Hà Tĩnh đã tham gia hội thảo liên kết bốn nhà về thị trường người nghèo và xúc tiến đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như diễn đàn tư vấn nông dân quốc gia tại Hà Nội và trong quá trình than gia với dự án cùng IMPP Hà Tĩnh càng lại hiểu sâu sắc hơn về người nghèo đang rất cần có sự tham gia của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác trong đó vai trò của doanh nghiệp là bà đỡ của kinh tế tập thể, của hộ người nghèo như về tổ chức, công nghệ, vốn, thị trường và là động lực kéo để cho kinh tế tập thể, kinh tế hộ phát triển đúng nghĩa của nó trong cơ chế thị trường. Chính vì vậy trong nhiều năm qua Công ty đã liên kết với bà con nông dân, các HTX, hộ người nghèo trong việc phát triển chăn nuôi, đào tạo kỷ thuật, kết nối thị trường cho người nghèo và giải quyết việc làm cho hàng trăm hộ dân ổn định và bền vững. Trong chăn nuôi công ty cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y, tư vấn kỷ thuật và bao tiêu sản phẩm còn người dân bỏ vốn đầu tư chuồng trại, đất đai và nhân công trên tinh thần hợp tác đôi bên đều có lợi với mục tiêu xóa được nghèo và vươn lên làm giàu bền vững. Tính đến nay công ty đã xây dựng được 08 HTX và 32 hộ chăn nuôi vệ tinh dàn trãi hầu hết các huyện trên địa bàn toàn tỉnh với quy mô từ 300 – 500 con/ lứa với sản lượng 35.000 con/ năm giải quyết được việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập từ 150 – 200 triệu đồng/ năm/ hộ góp phần an sinh xã hội đặc biệt nhất làm cho người dân dần dần thay đổi được nhận thức, cách làm, cách suy nghĩ từ chăn nuôi manh mún nay đã chuyến sang chăn nuôi tập trung trang trại, gia trại đảm bảo môi trường an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh. Mặt khác qua sự liên kết này bà con nông dân đã biết đến sản xuất gắn với thị trường, nâng cao tay nghề và kiến thức khoa học kỷ thuật. Với sự liên kết này doanh nghiệp và bà con nông dân cùng nhau chia sẽ rủi ro, giải quyết được vấn đề thiếu vốn, kỷ thuật cũng như tiêu thụ sản phẩm, người dân có việc làm và thu nhập ổn định, doanh nghiệp thì giảm được chi phí đầu tư, mở rộng được quy mô sản xuất góp phần tăng lợi nhuận
Công ty CP thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc tặng thức ăn chăn nuôi cho bà con nông dân
Và một trong những vai trò quan trọng của doanh nghiệp đối với công cuộc giảm nghèo là giải quyết đầu ra cho người sản xuất. Theo xu hướng hỗ trợ giảm nghèo bền vững thì các nội dung hỗ trợ trực tiếp (bằng tiền, hiện vật tiêu dùng) đã giảm dần và được thay thế bằng các hỗ trợ có tác động lâu dài hơn như nâng cao kiến thức, phát triển sản xuất, tiếp cận thị trường. Trong đó thì vấn đề phát triển sản xuất và tiếp cận thị trường luôn gắn chặt với nhau. Nếu sản xuất mà không có đầu ra thì ý nghĩa hỗ trợ giảm nghèo của nó sẽ hầu như biến mất, thậm chí còn tạo thêm gánh nặng cho người được hỗ trơ. Và ở khâu giải quyết đầu ra, tiếp cận thị trường thì sự hợp tác của các doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Như việc Mitraco hợp tác với IMPP trong việc hỗ trợ bao tiêu sản phẩm hoặc giúp các hợp tác xã chăn nuôi lợn tiếp cận thị trường người nông dân bước đầu vững tin và mạnh dạn đầu tư sản xuất, tham gia hợp tác xã. Vượt qua được bước đầu khó khăn, sự giúp đỡ của công ty cũng đã giúp các hoạt động của hợp tác xã được chuyên nghiệp hơn, bám với thị trường hơn, đảm bảo được tính bền vững lâu dài của hợp tác xã cũng như tác động giảm nghèo của hoạt động hỗ trợ này, chính vì vậy đã tạo ra được sự lan tỏa từ một điểm nay đã trở thành diện lớn, từ một vài HTX, một vài hộ nay đã có hàng trăm hộ và HTX đăng ký chăn nuôi cho công ty theo mô hình liên kết.
TGĐ Dương Tất Thắng tặng máy tính kết nối Internet cho địa phương vùng mỏ
Trong quá trình tham gia hợp tác cùng với IMPP Hà Tĩnh trong công cuộc giảm nghèo với góc nhìn từ hai phía doanh nghiệp và hộ nông dân thấy: Chưa vận động được nhiều doanh nghiệp cùng tham gia vào thị trường người nghèo trong lúc đó tiềm năng lao động, đất đai và chính sách, các lợi thế khác mà người nông dân có, nhiều loại sản phẩm của dân có giá trị cao đang còn bỡ ngỡ chưa được doanh nghiệp tổ chức sản xuất hay là kết nối với thị trường để kích cầu phát triển sản xuất, riêng đối với mặt hàng nông sản doanh nghiệp có thu mua thì cũng tưng cú từng nhát chứ chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất mang tính bền vững, chế biến sau thu hoạch của người dân cũng chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia. Còn nhìn từ phía nông dân thấy: quy mô sản xuất nhỏ manh mún chưa có những vùng chuyên canh lớn, số lượng sản phẩm chưa lớn khi thị trường yêu cầu, đặc biệt là chất lượng và giá cả chưa đủ sức cạnh tranh. Đại đa số đang còn nghèo điểm xuất phát thấp về vốn, trình độ kỷ thuật, thiếu thông tin, thiếu kiểm soát về việc đánh giá chất lượng hàng hóa, ý chí xóa nghèo vươn lên làm giàu thấp.
Để giải quyết được các mối quan hệ trên thì vấn đề quan trọng là làm sao thay đổi nhận thức, thay đổi cách nghĩ cách làm chuyển từ sản xuất nhỏ lẽ manh mún sang làm quen với nền sản xuất lớn – nền sản xuất hàng hóa, làm ăn theo luật, theo hiệp đồng, theo quy ước và thông lệ quốc tế, đồng thời tạo ra cho người nông dân một số chính sách và thị trường vốn, còn doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ thể trong liên doanh liên kết, kết nối với các nhà khoa học để thực hiện công tác nghiên cứu phát triển các giống cây, giống con, đưa các tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất và làm cầu nối để chuyển giao công nghệ và đặc biệt quan tâm đến chính sách thị trường cho người nghèo.
Định hướng của công ty trong công tác giảm nghèo là tiếp tục mở rộng các vệ tinh chăn nuôi trong đó quan tâm đầu tư các trại về tinh nái để cung cấp đủ lợn giống cho nhiều hộ nông dân chăn nuôi đây là một hướng đi đúng trong công cuộc giảm nghèo một cách bền vững. Đào tạo nghề, hướng dẫn kỷ thuật và chuyển giao công nghề chăn nuôi giống cho dân đồng thời giúp đỡ những gia đình khó khăn về giống để họ có cơ hội xóa được nghèo, kết hợp với dự án IMPP và Liên Minh HTX thành lập các hợp tác xã chăn nuôi. Kết nối với thị trường để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân thông qua chế biến để tăng trưởng về giá trị sản phẩm tạo lập thế và lực các nghành hàng từ sản phẩm của người dân hướng tới sản xuất hàng hóa một cách bền vững để xóa được đói giảm được nghèo theo đúng tinh thần của dự án.
Lê Văn Nhị – Giám đốc công ty cổ phần chăn nuôi Mitraco

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỗ tổ vua Hùng tháng mấy?